CẤU TẠO MÀN HÌNH LCD

Đi liền với sự phát triển của công nghệ thì cái tên LCD đã trở nên vô cùng quen thuộc đối mỗi chúng ta. LCD là viết tắt của Liquid Crystal Display hay còn được biết đến cái tên dân dã hơn là màn hình tinh thể lỏng. Hiện nay, LCD vẫn cực kỳ phổ biến và luôn là sự lựa chọn hàng đầu cho các loại tivi, màn hình máy tính cũng như trang bị cho smartphone.

Màn hình LCD hoạt động nhờ vào sử dụng ánh sáng từ đèn nền phát quang đến những hạt tinh thể lỏng có khả năng phát sáng gián tiếp (các hạt tinh thể lòng này có thể đổi màu sắc dựa trên đèn nền). Xét về kích thước, LCD sẽ “dày” hơn các loại công nghệ màn hình khác bởi công nghệ màn hình LCD đòi hỏi phải có 3 tấm kính LCD khác nhau cho các tín hiệu: đỏ, lục và xanh.

Màn hình LCD bao gồm 3 công nghệ tấm nền chủ yếu: Twisted Nematic (TN), Vertical Alignment (VA) và In-Plane Switching (IPS). Trong đó IPS được đánh giá cao về khả năng hiển thị bởi nó mang lại góc nhìn rộng, màu sắc tái tạo trung thực và độ sáng cao, là loại tấm nền cao cấp nhất. Trước đây chỉ những smartphone cao cấp mới được trang bị LCD IP, nhưng về sau khi giá thành sản xuất tấm nền màn hình giảm xuống nó đã được trang bị đại trà cho hầu hết các dòng sản phẩm từ giá rẻ đến cao cấp.

Cấu tạo màn hình lcd

Được kỹ sư của Engineer Guy ví như một chiếc bánh kẹp sandwich với nhiều lớp màn riêng biệt được xếp chồng lên nhau, cấu tạo của màn hình LCD bắt đầu bằng kính lọc phân cực nằm dọc lọc ánh sáng tự nhiên, 2 lớp kính có điện cực ITO kẹp chặt lớp tinh thể lỏng ở giữa, một lớp kính lọc phân cực nằm ngang nữa và kết thúc bằng gương phản xạ ánh sáng cho người xem.

Xem thêm : Cách khắc phục tivi Samsung bị hở sáng lỗi màn hình

Những điểm ảnh chứa tinh thể lỏng có thể thay đổi màu sắc cũng như cường độ ánh sáng giúp màn hình LCD hiển thị được màu sắc. Những điểm này hiển thị màu sắc theo quy tắc phối màu phát xạ từ 3 màu lam, lục và đỏ. Và từ đó những điểm ảnh tắt hoặc bật 3 màu này để tạo ra một điểm màu, tập hợp nhiều điểm màu cho ra một hình ảnh hiển thị trên màn hình LCD.

Song, mỗi loại màn hình máy tính đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, LCD cũng không ngoại lệ.

Công nghệ màn hình LCD phổ biến và được ưa chuộng với những ưu điểm:

  • Hình ảnh sắc nét, trung thực.
  • Độ sáng cao.

Nhưng vẫn tồn tại những nhược điểm:

  • Kích thước dày vì phải đặt đến 3 lớp kính.
  • Tiêu hao điện năng do sử dụng đèn nền.

Trên đây là một số thông tin về cấu tạo của màn hình LCD và những ưu điểm, nhược điểm của nó. Hy vọng bài viết có thể giúp bạn nắm được những hiểu biết cơ bản để có thể cân nhắc khi lựa chọn loại màn hình cho chiếc tivi của gia đình.

Bản quyền bài viết bởi trambaohanhtivisamsung.com.vn
- Xem các thông tin về quy định tại "chính sách bảo hành tivi samsung"
- Các thông tin về kiểm tra bảo hành tivi SAMSUNG
- Tìm địa chỉ bảo hành tivi SAMSUNG tại hà nội
- Lời khuyên tìm cửa hàng bảo hành tivi SAMSUNG uy tín cũng như danh sách các trung tâm bảo hành tivi SAMSUNG tại hà nội đã được chúng tôi cung cấp.

0934 588 990

phone
zalo